Keo AB Epoxy

KEO AB ( KEO EPOXY )

Đặc điểm

keo epoxy và đóng rắn Epoxy

– Keo Epoxy ( keo A ) là dung dịch trong suốt.

– Chất đóng rắn ( hardener hay keo B ) là dung dịch có màu vàng mật ong như chúng ta thấy trong hình bên trên.

– Kết dính tốt với tất cả các đối tượng được sử dụng như: Gỗ, kim loại, nhựa, pê tông, v.v
– Kháng nhiệt, kháng nước, kháng dung môi và chịu lực tốt.
– Dễ sử dụng, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật của người sử dụng mà chỉ cần theo hướng dẫn của nhà cung cấp.
– Không bị hư hỏng theo thời gian nếu sử dụng một lần không hết ( Nếu chưa pha trộn với xúc tác).
-Thời gian khô tương đối chậm. Từ 3-4h sau khi thao tác mới có thể sử dụng được. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng có thể điều chỉnh được thời gian đóng rắn của keo nhanh hay chậm bằng cách điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ lệ % giữa xúc tác và keo.
– Thời gian có thể sử dụng sau khi pha trộn tương đối ngắn, tối đa 40phút sau khi pha trộn yêu cầu người dùng cần phải dùng hết vì keo đã bắt đầu đóng rắn.
Xuất xứ: Đài Loan
Quy cách bao bì: Hũ nhựa 1kg, can 5kg, 10kg, 20kg, thùng thiếc 20kg, phuy 220kg, phuy B ( đóng rắn ) 180kg

Cách sử dụng: Làm sạch bề mặt đối tượng cần kết dính – Pha keo và xúc tác theo tỉ lệ 1:1, quấy đều và bôi lên bề mặt của đối tượng cần kết đính, hỗn hợp keo đã pha sẽ từ từ đóng rắn và sau 4h thì keo sẽ đạt tình trạng đóng rắn hoàn toàn.

Lưu ý: Thời gian thi công hỗn hợp keo sau khi pha khoảng 45 phút cho nên người sử dụng cần lưu ý lượng keo cần sử dụng trong mỗi lần pha để tránh lãng phí ( sau 45 phút hỗn hợp keo sẽ đặc hơn vì quá trình đóng rắn và sẽ khó để thao tác sử dụng ). Tuy nhiên, người dùng có thể điều chỉnh thời gian sử dụng hỗn hợp sau khi pha bằng cách tăng tỷ lệ chất đóng rắn ( Hardener ) nế muốn keo nhanh khô hơn hoặc tăng tỷ lệ keo Epoxy ( keo A ) nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng keo sau khi pha. Việc thay đổi tỷ lệ được khuyến cáo là không quá 70% chất đóng rắn pha với 30% keo Epoxy hay ngược lại không quá 70% keo Epoxy pha với 30% chất đóng rắn.

Khi thay đổi tỷ lệ pha keo như trên sẽ rất dễ dẫn đến việc pha trộn không đều nên dẫn đến keo không khô, vì vậy người dùng cần phải rất cẩn thận trong quá trình thao tác.

Việc thay đổi tỷ lệ pha trộn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của keo. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn người dùng tuân thủ công thức chuẩn của nhà sản xuất là pha trộn tỷ lệ 1:1 theo thể tích của chất đóng rắn và keo Epoxy nói trên.

1. Phần A (EpoDSC_0211xy resin)- Keo Epoxy:
Nhựa Epoxy (dung dịch có màu từ vàng sáng đến trong suốt) có khá nhiều lọai khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Diglycidyl ether of Bisphenol A (DGEBA) là sản phẩm của qúa trình trùng ngưng giữa Epichlorohydrine và Diphenylolpropane (Bisphenol A). Một số nhà SX sử dụng Bisphenol F để điều chế Epoxy cho sản phẩm có độ nhớt thấp hơn và gia tăng đặc tính kháng hóa chất và các tính năng cơ học khác, nhưng những sản phẩm này ít thấy trên thị trường bán lẻ.
Tính chất cơ lý :
Nhựa Epoxy thường tồn tại dưới 3 dạng : Liquid Epoxy Resin – Solid Epoxy Resin – Solution Epoxy Resin tuỳ theo trọng lượng phân tử của nhựa.

– Do trong cấu trúc mạch phân tử Epoxy có các vòng Aromatic và liên kết ether nên nhựa Epoxy có khả năng chịu được môi trường hóa chất cao, chống ăn mòn.

– Sự hiện diện của các nhóm Hydroxyl phân cực dọc theo mạch phân tử làm gia tăng khả năng bám dính trên nhiều lọai bề mặt vật liệu.

– Bên cạnh đó, sự quay tự do của 2 nhóm Methyl trong thành phần Bisphenol A bị ép giữa 2 vòng Aromatic mang đến cho nhựa Epoxy đặc tính vừa cứng nhưng lại mềm dẻo (flexible).

– Nhựa Epoxy có khả năng tương hợp tốt với nhiều lọai nhựa khác nhau, bao gồm : UF, MF, PF, nhựa alkyd, nitrocellulose, polyester …

– Nhựa Epoxy hòa tan tốt trong nhiều lọai dung môi hữu cơ khác nhau như Acetone, Ester, chlorinated solvents …, nhựa có trọng lượng phân tử thấp tan dễ dàng trong Alcohols, nhựa Epoxy phân tử lượng lớn thường tan tốt trong các Aromatic hydrocarbon solvents (Toluene, Xylene, Sovesso 100 – 150 …)

– Nhựa Epoxy chuyển sang cấu trúc mạng lưới không gian 3 chiều khi tham gia vào phản ứng đóng rắn với các chất Epoxy Curing Agents (sẽ được đề cập chi tiết phần dưới) kèm theo hiện tượng co ngót 0.5 – 2% tùy theo bản chất và hàm lượng chất đóng rắn sử dụng.
Tính chất hóa học : Do trong công thức tổng quát của nhựa Epoxy có sự hiện diện của các nhóm Epoxy ở cuối mạch phân tử và các nhóm Hydroxyl dọc mạch phân tử nên nhựa Epoxy có đầy đủ các phản ứng đặc trưng của 2 nhóm này.
– Phản ứng giữa nhóm Epoxy với các nhóm Amino, Acid Carboxylic, Mercaptan.
– Phản ứng giữa nhóm Hydroxyl với các nhóm Methylol, Anhydride, Isocyanate.
– Phản ứng giữa các nhóm Epoxy với nhau (copolymerization).
2. Phần B (Epoxy curing agents)- Đóng rắn:DSC_0030
Có rất nhiều lọai khác nhau như : Amidoamines, Polyamides, Aliphatic amines, adducts, mannich base, Cycloaliphatics, Ketamines, Novolac, Amino resin, Isocyanate, Mecarptan, Polyester resin, Anhydride, Dicyandiamide … với từng đặc tình – ứng dụng cụ thể khác nhau.

– Căn cứ vào cơ chế đóng rắn mà người ta phân lọai Epoxy 1 hoặc 2 thành phần (1K or 2K, K = Komponent – tiếng Đức = Component – tiếng Anh).

– Lọai bạn có thể tìm thấy tại thị trường bán lẻ là polyamide (màu vàng đậm đến nâu, lượng sử dụng với Epoxy nhiều, độ mùi cao, phản ứng chậm, sản phẩm more flexible, giá thấp hơn …).
3. Đặc tính của Epoxy thành phẩm:
Sau phản ứng đóng rắn, nhựa Epoxy thành phẩm có các đặc tính sau đây :
– Độ bền tuyệt hảo.
– Độ bám dính tuyệt hảo.
– Chống ăn mòn tốt.
– Chịu hóa chất, chịu nước, chịu nước, biển tốt.
– Chịu dầu mỡ tốt.
– Tính chất cơ học tốt, chịu mài mòn, cứng nhưng mềm dẻo.
– Tính chất cách điện tốt.
4 Ứng dụng của Epoxy thành phẩm:
Do có khá nhiều đặc tính cơ lý tốt nhựa Epoxy thành phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành Công nghiệp :
– Ứng dụng rộng rãi nhất của nhựa Epoxy là trong công nghiệp sơn phủ bảo vệ (paints & industry coatings). Đặc biệt được sử dụng trong các lớp sơn lót bảo vệ đường ống dẫn dầu – nhà máy hóa chất, bồn chứa, phi đựng hóa chất, sơn tàu biển, các công trình ngòai khơi trong điều kiện thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, sơn sàn công nghiệp (sàn discotheque, sàn nhà thi đấu), sơn lót xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, sơn các dụng cụ điện …
– Keo dán : keo đóng rắn nóng & keo đóng rắn nguội.
– Ván sàn.
– Vật liệu composite.
– Đổ khuôn.
– Chất trám trét các khe nứt.
– Chất chống thấm (trộn lẫn với bê tông).
– Tấm Laminates.
– Vật liệu trong kỹ thuật điện : vật liệu cách điện cho motor, dây dẫn, bo mạch điện tử
– Đường chạy sân vận động …

Quy cách bao bì: Hũ nhựa 1kg, can 5kg, 10kg, 20kg, thùng thiếc 20kg, phuy 220kg, phuy B ( đóng rắn ) 180kg

images2